So sánh Google Meet, Zoom và MS Teams

? Dạy học trực tuyến không phải là giáo viên (GV) chỉ gửi bài qua Zalo, Facebook hay email, phụ huynh nhận bài, in bài rồi cho con làm.? Dạy học trực tuyến hiệu quả cần có phần mềm QUẢN LÝ LỚP HỌC (QLLH) VÀ phần mềm giúp GV tổ chức GIỜ HỌC TRỰC TUYẾN. Tại sao lại vậy?

Phần mềm QLLH như Edmodo, Google Classroom, ClassDojo, Microsoft Teams…giúp GV tạo không gian lớp học ảo, trên đó GV và HS trao đổi với nhau một cách dễ dàng trước, trong, sau giờ mỗi giờ học trực tuyến; GV giao bài tập để KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ học sinh (HS); Điểm đã chấm được lưu vào sổ điểm; GV dễ dàng kiểm soát được tiến trình học tập của HS; Phụ huynh theo dõi được tiến độ học tập của con em mình…

Phần mềm tổ chức họp trực tuyến như Google Meet, Zoom, Microsoft Teams… giúp GV và HS nhìn thấy nhau, GV có thể giảng trực tiếp qua mạng, HS có thể nghe giảng và trao đổi trực tiếp (bằng lời nói hoặc văn bản) với GV thông qua máy tính hoặc điện thoại có kết nối mạng, HS dễ dàng nhìn thấy bài giảng của GV… Cả 3 phần mềm này đều không yêu cầu HS phải có tài khoản, không cần cài đặt (có thể dùng trực tiếp trên Web), chạy ổn định trên các loại thiết bị khác nhau.❗️Như vậy, để tổ chức dạy học trực tuyến hiệu quả GV có thể lựa chọn một trong các cách kết hợp các công cụ như sau:

?Google Meet + Google Classroom (hai bạn này cùng là con của Google nên hỗ trợ nhau tốt)

?Zoom + Google Classroom/Edmodo (với lớp lớn) hoặc Zoom + ClassDojo (với lớp nhỏ – cấp Tiểu học)

?Microsoft Teams (không cần kết hợp công cụ khác vì Teams là hệ thống QLHT lại có sẵn tính năng meeting để học trực tuyến).

?SO SÁNH CÁC CÔNG CỤ GIÚP GV TỔ CHỨC GIỚ HỌC TRỰC TUYẾN

? Google Meet

  • Tiện lợi, quen thuộc với người dùng nên dễ sử dụng (vì hầu hết ai (GV, HS và phụ huynh) cũng có Gmail nghĩa là có tài khoản Google)
  • Thời gian 1 tiết học tối đa: Không giới hạn+ Số lượng người tham dự: 100 – 250 người tùy theo gói G-suite đăng ký
  • Không ghi lại buổi học được (tài khoản có phí thì bao gồm tính năng này)
  • Không đổi hoặc làm mờ được phông nền.

?Zoom (Bản miễn phí)

  • Tiện lợi, được nhiều GV ưa thích
  • Thời gian 1 tiết học tối đa: giới hạn 40’ (Có thông tin nói là Zoom cho phép gói free không giới hạn thời gian cuộc gọi nhưng nhiều GV dùng vẫn bị out khi hết 40’. Trong bài báo này https://www.forbes.com/sites/alexkonrad/2020/03/13/zoom-video-coronavirus-eric-yuan-schools/?fbclid=IwAR0BjoNvRvolfqSbvJ8hlbDyV3i_5CIzvQx4ybsX6AiJD8-1wjBMHpnegbM#582034ac4e71 thì Việt Nam chưa nằm trong danh sách được miễn phí, GV cần phải dùng email của trường để đăng ký và đợi xét duyệt. Mình mới đăng ký thử thì chưa nhận được phản hồi.
  • Số lượng: 100 người
  • Ghi lại được buổi học nên HS có thể xem lại những nội dung chưa rõ.
  • Đổi được phông nền tùy ý nếu background của mình không ổn và mình không muốn người khác nhìn thấy ?

? Microsoft Teams

  • Gây cảm giác khó khăn cho người mới bắt đầu vì Teams có nhiều tính năng, tính năng gọi trực tuyến chỉ là một trong các tính năng hay ho của bạn ấy.
  • Thời gian 1 tiết học tối đa: với tính năng meet now là 8h
  • Số lượng: 250 người
  • Cho phép ghi lại buổi học, lưu trực tiếp lên “đám mây” Microsoft Stream, có sẵn luôn trong không gian lớp học, GV có thể ghim video ghi lại buổi học lên Teams để HS dễ dàng tìm học. Trên Stream GV có thể chỉnh sửa video dễ dàng.
  • Ngoài ra, với cuộc họp ngôn ngữ là tiếng Anh có thể nhờ Teams tạo caption (Teams nhận ra mình nói gì và ghi lại lời nói đó), sau đó tự chuyển thành transcript, GV chỉnh sửa được transcript. Khi ghi lại cuộc họp, Teams ghi cả caption và HS có thể tìm kiếm từ hoặc cụm từ liên quan để xem lại nhanh chóng.+ Chỉ làm mờ được phông nền.
  • Là một hệ thống QLHT nên cho phép quản lý HS, cho phép GV giao và HS nộp bài tập thực hiện được việc KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ, điểm chấm tự lưu vào sổ điểm, có khen thưởng giúp tăng động lực cho HS, cho phép chia thành kênh để quản lý bài giảng tốt hơn.
  • Thoải mái thêm các công cụ khác vào lớp của mình như bỏ phiếu, tạo bài giảng tương tác… đúng kiểu “all in one”.
  • Công cụ OneNote Class Notebook siêu hay ho và là đặc sản chỉ có ở mỗi Microsoft Teams, GV có quyển sổ tay lớp học kĩ thuật số trong đó mỗi HS có một quyển sổ riêng, toàn bộ nội dung môn học có thể lưu trên đó. Do đó, GV có thể kiểm soát dễ dàng việc học của HS. Ngoài ra, còn có không gian cho HS thảo luận nhóm siêu hay. Với thảo luận nhóm mà cần HS nói chứ không chỉ gõ văn bản (như kiểu trên lớp học truyền thống) GV có thể cho HS tạo group chat và HS gọi video call với nhau. Hoạt động này thực hiện được ngay trong lúc đang diễn ra giờ học của cả lớp.

Zalo hoặc Facebook

?Có GV kết hợp các công cụ tạo giờ học trực tuyến với Facebook hoặc Zalo thay vì dùng một hệ thống QLHT. Mình không khuyến khích điều này vì- Facebook và Zalo rất tiện, siêu tiện chính vì siêu tiện lợi nên rất dễ làm cho HS phân tán tư tưởng khi học. Thay vì chỉ vào học bài và làm bài tập GV giao, HS có thể sao nhãng sang đọc tin, bình luận hoặc chat.- Facebook và Zalo không có tính năng giao và nhận bài tập, không có sổ điểm nghĩa là không có hệ thống để KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ, theo dõi tiến trình của người học.

Trên đây là một vài điểm so sánh về các công cụ dạy học online. Tùy vào đối tượng người học, kĩ năng ứng dụng CNTT-TT của GV, số lượng người tham dự, thời gian tiết học, GV hãy lựa chọn cho mình công cụ phù hợp để dạy học. KHÔNG CÓ CÔNG CỤ NÀO LÀ HOÀN CHỈ CÓ CÔNG CỤ NÀO LÀ PHÙ HỢP HƠN CẢ VỚI NHU CẦU CỦA NGƯỜI DÙNG. Ngoài ra, để lớp học hiệu quả GV có thể sử dụng thêm các phần mềm hỗ trợ tương tác trong giờ dạy để tạo hứng thú, thu hút người học.Chúc thầy cô tìm được những công cụ phù hợp cho mình để lớp học trực tuyến có thể đạt hiệu quả cao!

Tác giả: Giảng viên Cao Hồng Huệ

Biên tập: Giảng viên Hà TN

Nguồn: Nhóm MIE Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *